CLB Doanh nhân 20-30 Đà Nẵng tổ chức chương trình “Cafe sáng 20-30” số đầu tiên với chủ đề “Câu chuyện khởi nghiệp” cùng hai khách mời:
1. Anh Lê Trí Hải- Phó Chủ tịch Hội, Giám đốc Công ty TNHH Toàn Cầu Xanh.
2. Chị Nguyễn Thị Cẩm Vân- Phó Chủ tịch Hội, Tổng Giám đốc Công ty CP Đông Nguyên.
Bằng những chia sẻ chân thực chưa từng tiết lộ, các bạn hội viên và người tham gia hiểu hơn về con đường doanh nhân và những thăng trầm trong kinh doanh của anh Trí Hải và chị Cẩm Vân.
Giới thiệu bản thân
Nếu như anh Trí Hải bắt đầu con đường kinh doanh của mình bằng việc lập công ty Toàn Cầu Xanh ( Green Global) vào năm 2008 và cung cấp dịch vụ CNTT và gia công phát triển phần mềm thì chị Cẩm Vân mang 10 triệu đô la của các nhà đầu tư đến Đà Nẵng từ 2004 với nhiệm vụ xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm mới trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Một người là sáng lập công ty trong lĩnh vực dịch vụ, còn một người là dám đứng lên nhận trách nhiệm về dự án mới trong mảng sản xuất, cả hai đều dũng cảm dấn thân với quyết định của mình.
Một vài dòng về anh Hải, chị Vân
Anh Hải (1976): Anh được học bổng đi Úc từ 1994, đến 2008 anh quyết định trở về Việt Nam đúng ngày sắp được cấp thẻ xanh của Úc, từ bỏ vị trí giảng viên đại học với mức lương 108,000 USD/năm. Về Việt nam để lập công ty về thiết kế web ( webdev) sau đó là công ty về tư vấn giải pháp công nghệ thông tin Toàn Cầu Xanh. Khách hàng của công ty chia theo 3 thị trường, tt Mỹ Châu âu, tt Nhật, và thị trường Việt Nam (mảng chính phủ điện tử - 80% các dự án về e-gov tại Đà Nẵng do TCX thực hiện). Hiện anh là Phó chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ TP Đà Nẵng, Uỷ viên TW Hội doanh nhân Việt Nam
Chị Cẩm Vân (1976): Bắt đầu từ vị trí trợ lý phiên dịch cho 1 công ty vốn nước ngoài chuyên về vật liệu xây dựng ở HCM, sau 5 năm ( 2004), công ty có dự án đầu tư mở nhà máy sản xuất sản phẩm mới trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại Đà Nẵng. Đà Nẵng tại thời điểm đó còn rất sơ khai. Chị quyết định nhận trách nhiệm về lập nhà máy và công ty tại Đà Nẵng ( dù chưa từng đến ĐN và thường nghe về ĐN là 1 vùng miền trung nghèo, hay bị thiên tai, lũ lụt), tự tay lo tất cả các thủ tục về giấy phép đầu tư, lập công ty, xây dựng nhà máy từ số 0. Ban đầu, sản phẩm công ty là gạch cắt đá, giả đá, block 4 trong 1 - xây-tô-hoàn thiện - chống thấm trong cùng 1 công đoạn, còn hiện nay, làm theo nhu cầu của khách hàng với 300 mẫu sản phẩm . Hiện tại công ty của chị có 296 công nhân viên. Hiện chị là Phó chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ TP Đà Nẵng, chủ nhiệm CLB doanh nhân 20-30 Đà Nẵng. Tổng giám đốc công ty VLXD Đông Nguyên.
Điều tự hào nhất về doanh nghiệp ?
Anh Hải: Mình từng mở công ty từ 2 người năm 2008, đưa lên 140 người năm 2014, sau đó bị khủng hoảng về nhân sự do không lường trước những thách thức thay đổi từ thị trường, một số quyết định chiến lược chưa đúng, khi có nhiều đơn vị ngoài nước về địa phương. Sau đợt đó, nhân sự còn lại 68 người, công ty đã xử lý và vượt qua khủng hoảng, hiện tại quân số tổng cộng gần 150 nhân sự.
Nên nếu nói về tự hào thì anh cho rằng: "một là mình chưa tự hào về sản phẩm của mình, hai là mình chưa tự hào về văn hoá công ty mình, ba là mình chưa tự hào về đời sống nhân viên mình, thứ tư là mình chưa tự hào về những cơ hội mà mình chưa khai thác tốt ở thị trường Việt Nam; và nếu mình có 1 điều tự hào thì đó là tự hào mình chưa đánh mất mình. trong 12 năm lập nghiệp, có nhiều lúc lên, lúc xuống, có nhiều cám dỗ, những ngã rẽ để tồn tại mà nếu không cẩn thận thì mình không còn là mình nữa "
Chị Cẩm Vân: Điều tôi tự hào nhất chính là đội ngũ nhân viên lao động, hầu hết (90%) người lao động gắn bó với công ty, và họ chính là người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tạo ra giá trị và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tôi xem sự hài lòng của nhân viên như chính là của khách hàng và đặt lên hàng đầu. ( Tháng 8 vừa rồi, chị đã tổ chức cho cả công ty đi du lịch, dã ngoại tại Thái Lan)
Khó khăn/ thách thức gặp phải trong quá trình xây dựng doanh nghiệp ?
Anh Hải: Mình khác chị Vân là mình thành lập công ty, theo quan điểm của mình, người tự lập công ty họ có ý chí chiến đấu và năng lực phát triển lớn hơn so với người ngoài tổ chức vào và được bổ nhiệm vị trí giám đốc, nên người giám đốc đó thường gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều. Người mở công ty thì thường họ ko có đường lùi, đi qua sông và đốt cầu, phía sau lưng là vực nên chỉ có tiến về phía trước ( tích Hạng Võ); còn một người được bổ nhiệm giám đốc thì nếu họ thấy không đảm nhận/ không phù hợp thì họ có thể chuyển sang công ty khác. ( Dẫn chứng bạn/doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang, trước đây từng là CEO Facebook, sau chuyển qua CEO Go-Viet được 5 tháng thì nghỉ) chính vì thế, người nhân viên mà đủ tâm huyết và gắn kết để đi cùng doanh nghiệp và được thăng tiến đến vị trị Giám đốc là cực khó/ hiếm.
Nhân sự: Năm 2014 bị khủng hoảng về nhân sự, sl sụt giảm từ 140 còn 68 người, đó là giai đoạn khó khăn. Sau đó thì mình bắt tay vào xử lý khủng hoảng và tạm vượt qua giai đoạn đó.
Chị Cẩm Vân: May mắn là gặp đúng người (biết sử dụng / thưởng thức cái tài của mình), đúng thời điểm, nhưng yếu tố để có doanh nghiệp hôm nay chính là tính chính trực của mình. Trong quá trình làm việc, một phụ nữ bước ra thương trường thì có rất nhiều lời mời gọi từ đối tác/ đối thủ với offer hấp dẫn mà nếu mình không giữ được mình thì rất có thể mọi chuyện đã khác. Tôi quan niệm, một khi mình đã đặt mục tiêu thì mình sẽ cố theo và đạt được mục tiêu đó, trong quá trình thực hiện, con đường có thể thay đổi một chút nhưng mục tiêu là không đổi; ngay từ đầu sự lựa chọn của tôi là Đông Nguyên và tôi vẫn kiên trì sự lựa chọn đó đến ngày hôm nay. Tôi tự hào là không đánh mất mình.
Hồi 2004-2005, khi một thân một mình mới vào ĐN để lập nhà máy, vừa bụng mang dạ chửa, vừa chỉ huy công trình xây nhà máy, mới đẻ xong 9 ngày đã có mặt tại công trường để huấn luyện nhân sự mới. Đến 2006, bão Xansange vào Đà nẵng, toàn bộ hệ thống nhà xưởng, máy móc, thiết bị vừa gây dựng sập đổ và hư hỏng hoàn toàn, chị Vân phải xây dựng lại mọi thứ từ đầu. Khó khăn đó đã rèn dũa bản lĩnh của người đứng đầu.
Mọi người đi theo mình vì cái gì ?
Anh Hải: Một số bạn có ý tưởng kinh doanh có gặp và hỏi mình tại sao/ làm thế nào để thu hút người tài về làm với mình, mọi người theo mình vì điều gì? Có người thì nói có ý tưởng tốt, vì mình có sản phẩm tốt, vì mình có lương tốt, vì mình có chính sách tốt; nhưng có lẽ các bạn đang làm phức tạp hoá vấn đề lên, thực ra, “họ đi theo mình vì họ đi theo mình”. Nếu các bạn hiểu được bản chất điều đó, các bạn sẽ rất sợ khi đánh mất mình. Thực ra, trong quá trình phát triển công ty, có lúc mình trả lương tốt, nhưng khi khó khăn thì sao, có đôi lúc mình nghĩ mình có ý tưởng tốt, nhưng từ ý tưởng đến sản phẩm là cả một câu chuyện, rồi sản phẩm của mình có thể bị thay thế, bắt chước và làm tốt hơn trên thị trường. Chỉ có chúng ta (ta/mình) là hi vọng giữ được, nếu công ty/ ý tưởng/ sản phẩm mà ta cố giữ trong khi chính mình không giữ được thì liệu những người đi theo chúng ta có còn theo chúng ta nữa không?
Khi mình vẫn là mình thì dù nhân viên mình nghỉ việc/ chuyển công tác khác, mình tin là quan hệ vẫn còn đó, đó từ kinh nghiệm của bản thân mình, một số anh em dù đã chuyển công tác sang các công ty, đơn vị khác nhưng khi cần hỗ trợ, anh em vẫn bố trí thời gian giúp mình vì những việc, vấn đề (trong dự án) mà công ty chưa làm được
Quản trị tài chính - dòng tiền trong kinh doanh ?
( Câu hỏi của chị Trần Thuỳ)
Chị Vân:
Năm 2005: mang 10 triệu đô của nhà đầu tư vào ĐN xây nhà máy và đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh
2006: Bão Xangsenge đổ bộ gây thiệt hại nhà máy và đinh trệ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư đã hết trong khi mình vừa phải cần vốn để lập lại nhà máy, vốn để khôi phục sản xuất đảm bảo các đơn đặt hàng, đàm phán với khách hàng/ đối tác/ nhà đầu tư về thời gian giao hàng chậm lại, xin tạm ứng trước tiền cho các đơn đặt hàng sau, vừa làm việc với ngân hàng về các khoản vay. May mắn là mình vượt qua được giai đoạn đó.
Anh Hải: Tuỳ theo mỗi doanh nghiệp, đối với mảng dịch vụ CNTT mà mình đang làm thì nó phụ thuộc vào chiến lược công ty, có 2 mô hình: 1 là outsourcing, gia công phần mềm, 2 là phát triển sản phẩm hoặc mô hình kết hợp cả 2 mô hình để có thể có dòng tiền đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định dòng tiền mình ở đâu? Cái nào là cái thu được ngay, cái nào là công nợ thu lâu, cái nào là cái đầu tư, chủ động được dòng tài chính
Kinh nghiệm quản trị tâm đắc
Anh Hải: “12 năm mình học được 1 từ, và gần đây mình học thêm 1 từ nữa
Từ thứ nhất: “có thể kiểm soát được” ( controlable), có những dự án mình nghĩ là làm được nhưng xem kỹ thì thâý có những chỗ mình chưa được kiểm soát được về nhân sự, về phạm vi, về chất lượng. Chỗ nào chưa kiểm soát được thì làm rõ đã rồi mới quyết định.
Thứ hai, khi mình làm mình ít khi chia sẻ với tiền bối về khó khăn của mình, nếu mình có thể chủ động chia sẻ khó khăn về lựa chọn chiến lược với những người anh/chị trong ngành đi trước, thì có khi mở được thế bế tắc mà tự mình khó nghĩ ra.
Thứ ba, là từ “không được sợ”, ví dụ: lúc trước, mình sợ nhân viên xin nghỉ việc thì ảnh hưởng công việc và hợp đồng, khi làm dự án, mình sợ khách hàng, khi khách hàng nói mình báo giá trong 5 ngày, mình lại về cố làm báo giá trong 5 ngày mà thực ra cần nhiều thời gian hơn để ước lượng chi phí dự án cho chính xác, có khi bể cả hai. mình sợ những biến động có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, và vô tình sự sợ hãi đó khiến mình suy nghĩ thiếu thấu đáo và sáng suốt; sợ mất khách hàng cuối cùng là mất khách hàng.
Chị Vân: Khi mình còn trẻ thì mình hay lạc quan và đánh giá không đúng, đầy đủ về thực tế nhu cầu của khách hàng và thị trường, nên mình dễ đưa ra các quyết định sai lầm. Cách đây hơn 10 năm, khi sản phẩm của mình đã có thương hiệu và xuất khẩu được thị trường quốc tế đón nhận, lúc đó tôi đặt câu hỏi, sao mình không mang sản phẩm này thương mại hoá tại Việt nam, nghĩ là làm, tôi đầu tư khá nhiều vào việc đưa sản phẩm đó vào thị trường trong nước, tốn nhiều tiền, 3-4 năm nhưng không hiệu quả, đành rút lui. Đó là một bài học kinh nghiệm. Nếu mình định làm cái gì đó thì cần điều tra cho kỷ, xem xét năng lực và nguồn lực của mình, nhu cầu, thị trường; cần đưa ra nhiều phương án để chủ động trong kinh doanh.
Danang Business Club 20-30 organizes the "Morning Cafe 20-30" with the subject: "My business story"
1. Mr. Le Tri Hai - Vice Chairman of Da Nang Young Entrepreneur Association, Director of Green Global Co., Ltd.
2. Ms. Nguyen Thi Cam Van - Vice Chairman of Da Nang Young Entrepreneur Association, General Director of Dong Nguyen Joint Stock Company.
With honest and unprecedented sharing, participants understood more about the business path and the ups and downs of business of Mr. Tri Hai and Ms. Cam Van.
Introduce yourself
If Mr. Le Tri Hai started his business journey by establishing Green Global in 2008 providing IT services and software development outsourcing, Cam Van brought $ 10 million from investors and come to Danang since 2004 with the mission of building a new product factory in the field of construction materials. One is the founder of the company in the field of services, and the other is the person who dares to stand up to take responsibility for new projects in the manufacturing sector, both courageously committed to their decisions.
A few lines about Mr. Hai and Ms. Van
Mr. Le Tri Hai (1976): He received a scholarship to go to Australia from 1994, and in 2008 he decided to return to Vietnam the day he was going to be granted an Australian green card, giving up his position as a university lecturer with a salary of 108,000 USD / year. Go back to Vietnam to set up a web design company (webdev), then an IT solutions consultancy company. The company's customers are divided into 3 markets, US Europe, Japan, and Vietnam market (e-government segment - 80% of e-gov projects in Danang by his company). He is currently Vice Chairman of Danang Young Entrepreneurs Association, Member of the Central Committee of Vietnam Entrepreneurs Association
Ms. Nguyen Thi Cam Van (1976): Starting as an interpreter assistant for a foreign-owned company specializing in construction materials in HCM, after 5 years (2004), the company has an investment project to open a factory. Producing new products in the field of construction materials in Da Nang. Da Nang at that time was very primitive. She decided to take responsibility for setting up a factory and a company in Da Nang (though she had never been to Danang and often heard of Da Nang is a poor central region, prone to natural disasters, floods), and took care of all the jobs herself. on investment license, set up a company, build a factory from zero. Initially, the company's products were stone cutting bricks, fake stones, block 4 in 1 - construction - finishing - waterproofing in the same stage, now, follow the needs of customers, the company has more than 300 product samples. Currently, her company has 296 employees. She is currently the Vice President of Danang Young Entrepreneurs Association, head of the 20-30 Danang Business Club. General Director of Dong Nguyen Construction Material Company.
What is the most proud thing about your business?
Mr. Le Tri Hai : I used to start a company from 2 people in 2008, raised to 140 people in 2014, then had a personnel crisis due to unforeseen challenges of change from the market, some strategic decisions were not right. , when there are many foreign units come and establish their existen in Da nang. After that, the remaining 68 people, the company has handled and overcome the crisis, currently the total number is 150 employees.
So if talking about pride, he said: "One is that I am not proud of my products, either I am not proud of my company's culture, three is that I am not proud of my employees' life standard, The fourth is that I am not proud of the opportunities that I have not exploited well in the Vietnamese market; and if I have one thing of pride, I am proud that I have not lost myself. In 12 years of starting a business, there are many time up, down, there are many temptations, the turn to exist that if not careful then I am no longer myself "
Ms. Nguyen Thi Cam Van: What I am most proud of is the workforce, most (90%) of the employees are closed to the company, and they are directly involved in the production and value creation process and profitability of the business. I see employee satisfaction as the customer and put it as first place. (Last August, she organized the whole company to travel and picnic in Thailand)
What difficulties / challenges do you encounter in the journey of building your business?
Mr. Le Tri Hai : I am different from Ms. Van because I set up a company, in my view, the people who set up their own company have a greater fighting spirit and development capacity than outsiders who come in and are appointed to the position. That director often encountered a lot of difficulties. People who open a company often don't have a way back, go across the river and burn bridges, behind the back is the cliff so only forward; and a person who is appointed director, if they feel unfulfilled / unsuitable, they can transfer to another company. (Recently Ms. Le Diep Kieu Trang, formerly CEO of Facebook, moving to CEO of Go-Viet for 5 months, then quit) therefore, the employees who are enthusiastic and united to accompany businesses. career and promotion to the position of Director is extremely difficult / rare.
Personnel: In 2014, there was a personnel crisis, slumped from 140 to 68, which was a difficult period. After that, I started to handle the crisis and temporarily overcome that period.
Ms. Nguyen Thi Cam Van: Luckily, I met the right people (know how to use / enjoy my talents), at the right time, but the element for having a business today is my integrity. In the course of work, a woman entering the market has a lot of invitations from partners / competitors with attractive offers that if I do not keep myself, it is likely different. I think, once I have set a goal, I will try to follow and achieve that goal, in the process of implementation, the path may change a bit but the goal is constant; from the beginning my choice was Dong Nguyen and I persevere in choosing it to this day. I take pride in not losing myself.
In 2004-2005, as a newcomer came to Danang alone to set up a factory, pregnant and leading the construction of the factory, after 9 days of delivery, she was present at the construction site to train new personnel. In 2006, Typhoon Xansange entered Da Nang, the whole factory system, machinery and equipment had just collapsed and completely damaged, Ms. Van had to rebuild everything from scratch. That difficulty has honed the bravery of the Head of the company.
What/Why are people following the leader?
Mr. Le Tri Hai : Some of young friends who have business ideas meet and ask me why / how to attract talented people to work with us, what do people follow us for? Some say good ideas, because we have a good product, because we have a good salary, because we have a good policy; but maybe you are complicating things, in fact, "they follow us because they follow us". If you understand the nature of it, you will be scared of losing yourself. Actually, in the process of developing a company, sometimes we could pay good salary, but how in the time of difficult, sometimes I think I have a good idea, but from idea to product is a whole story, then Our products can be replaced, imitated and made better in the market. Only you hope to keep yourself, if we try to keep the company / idea / product but the leader can not keep himself, will our followers still follow us?
When I was still myself, even though my employees quit their jobs / move to another job, I believed that the relationship was still there, from my own experience, some of my employee even moved to other companies, but when you need support, they still arrange time to help you to work it out.
Financial management - cash flow in business?
(Question from Ms. Tran Thuy)
Ms. Nguyen Thi Cam Van:
In 2005: bringing 10 million USD of investors to DN to build a factory and put into operation
2006: Typhoon Xangsenge caused damage to the factory and brought down all production and business activities, investment capital was over while I had to need capital to re-establish the factory, capital to restore production to ensure the orders, negotiate with customers / partners / investors about slow delivery times, ask for advance payments for the following orders, and work with the bank on loans. Luckily, I passed that stage.
Mr. Le Tri Hai : Depending on each business, for the IT service segment that we are doing, it depends on the company strategy, there are 2 models: 1 is outsourcing, 2 is product development or The model combines both models to have cash flow to ensure production and business activities. Determine your cash flow? Which one is an immediate gain, which is a long-term debt, which is an investment, and is proactive in financial flows
The favorite lesson learned in business management
Mr. Le Tri Hai : “In 12 years I have learned a word, and recently I have learned another words
The first word is "controllable", there are projects that I think I can do but look carefully. There are places where we have no control over personnel, scope, and quality. In this case, my experience is to make it clear, then decide.
Secondly, we should find and share with our mentors about our difficulties, if I can proactively share the strategic decisions with my mentors, we can find a way.
Thirdly, the word "must not be afraid", for example: before, I was afraid that the employees who resigned would affect to the contracts, when doing projects, I was afraid of customers, when customers as for the quote in 5 days, I tried to make a quote in 5 days but actually need more time to estimate the project cost accurately, otherwise it would damage both sides. I am afraid of the fluctuations that may affect my business, and unknowingly, that fear makes me think incompletely and not wisely; fear of losing customers in the end is losing customers.
Ms. Nguyen Thi Cam Van: When I was young, I used to be optimistic and underestimate the actual needs of customers and the market, so I easily make wrong decisions. More than 10 years ago, when my product was branded and exported to international markets, at that time I asked the question, why don't I bring this product to commercialize in Vietnam, I decided to do it, I invested a lot in putting that product into the domestic market, costing a lot of money, 3-4 years but inefficient, and withdrawing. It is a lesson learned. If we are going to do something, we need to investigate it, consider our capabilities and resources, the needs in market; and must have B plan for the worst case.
#2030danang
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
Câu lạc bộ Doanh nhân 20-30 Đà Nẵng tổ chức định kỳ "CÀ PHÊ SÁNG 2030" vào sáng cuối tuần của tuần cuối mỗi tháng.
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ Ms. Hồng 0935 555 226, Mr. Chương 0982 00 11 40
ORGANISER
The 20-30 Danang Business Club organizes a regular "morning coffee 20-30" on the weekend morning of the last week of every month.
For more details, please contact Ms. Hong 0935 555 226, Mr. Chương 0982 00 11 40
CLB DOANH NHÂN 2030 ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: Tầng 2 Trụ sở Thành Đoàn, đường Xuân Thủy, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Email: [email protected]
Phone: 0935 221 866
Website: www.2030danang.com